Do chi phí vừa phải, tính ứng dụng cao nên đồng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và cả đời sống hàng ngày. Hãy cùng Phế Liệu Việt Phát đọc bài viết dưới để biết đồng là gì? Tính chất và tính ứng dụng của kim loại đồng ra sao nhé!
Nội dung bài viết
Đồng là gì?
Đồng (Copper) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố. Ký hiệu là Cu, số hiệu nguyên tử 29. Là kim loại dẻo, có màu cam đỏ, được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác
Đồng kí hiệu là gì? Trong hóa học, ký hiệu hóa học của đồng là CU và số nguyên tử khối là 64. Tính chất của đồng là dẻo, có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt và có thể dễ dàng nhận biết thông qua màu cam đỏ đặc trưng. Hợp chất của vật liệu này thường có màu lục và xanh lam và xuất hiện dưới dạng muối đồng (II).
Xem thêm:
- Nhôm là gì? và ứng dụng của nhôm trong cuộc sống
- Inox là gì? Các loại inox phổ biến trên thị trường
- Sắt là gì? Ứng dụng của sắt trong đời sống hàng ngày
Còn trong tự nhiên, các ion đồng ở nồng độ thấp là thành phần cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho động vật bậc cao. Nhưng nếu nồng độ này ở mức cao sẽ gây nguy hiểm với các sinh vật.
Các loại đồng và cách nhận biết
Kim loại đồng được chia thành 3 nhóm chính như sau:
Đồng lạnh
So với đồng thường thì trọng lượng của đồng lạnh lớn hơn 3 – 4 lần. Về màu sắc có thể thay đổi tùy ý dựa theo niên độ của vật liệu. Loại đồng này thường được sử dụng rộng rãi trong các loại đồ cổ như đồ thờ cúng. Để nhận biết đồng lạnh, bạn có thể đun ở trên bếp ga khoảng 1 tiếng. Sau đó lấy nến chạm vào đồng, nếu nến vẫn giữ nguyên hình dạng thì là đồng lạnh.
Đồng đen
Hay còn được biết đến là ô kim, đồng đen là sự kết hợp giữa đồng và kim loại khác như thiếc, vàng, bạc. Chuông và tượng thường là những vật dụng được làm từ đồng đen phổ biến nhất. Bạn có thể phân biệt đồng đen thông qua màu sắc. Kim loại này có màu đen hoặc đen bóng, khi ở dưới ánh nắng mặt trời màu sắc sẽ đổi màu liên tục. Một cách khác là quan sát khi thả đồng đen vào chậu bằng sắt sẽ thấy chúng không chìm mà nổi phía trên. Khi tiếp xúc với không khí lạnh đồng đen sẽ nở ra chứ không co lại như loại đồng khác.
Đồng đổi màu
Đúng như tên gọi, đồng đổi màu có màu xám, xám lông chuột, đen…và được ứng dụng để đúc nên đồ thờ như đồng lạnh. Khi bạn để điện thoại gần vật liệu này thì sẽ mất sóng. Hoặc nếu dùng dũa thép dũa lên, đồng sẽ chuyển sang màu vàng, đỏ, cam… trong khoảng 1,5 tiếng.
Ngoài ra còn có một số loại đồng khá phổ biết đó là đồng nguyên chất hay còn gọi là đồng đỏ và đồng vàng, đồng thau, đồng nát,…
Đồng có tính chất gì?
Tính chất của đồng là gì? Đồng được phân chia thành hai tính chất hóa học và vật lý như sau:
Tính chất vật lý của đồng
Cũng giống như vàng và bạc, tính chất đặc trưng của đồng là có khả năng dẫn điện mạnh và độ dẻo cao. Bên cạnh đó, màu sắc đỏ cam chính của đồng khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu lam ngọc. Lý giải điều này là trong quá trình đó diễn ra sự chuyển tiếp electron giữa phân lớp 3d và 4s.
Tính chất hóa học của đồng
Khi đồng bị oxi hoá +1 hay +2 thì có thể hình thành các hợp chất điển hình là Cuprous và Cupric. Khi tiếp xúc với không khí sẽ tạo ra một lớp oxit đồng có màu nâu đen. Bên cạnh đó đồng có thể xảy ra các phản ứng với phi kim, các axit và các dung dịch muối.
Tác dụng với phi kim
Khi đồng tiếp xúc với Oxi sẽ tạo thành một lớp đồng ( II ) oxit ( CuO ) màu nâu đen để ngăn ngừa đồng tránh khỏi tình trạng bị oxi hoá.
2Cu + O₂ → CuO
Khi mang CuO đun nóng từ 800 – 1000°C sẽ hình thành đồng ( I ) oxit có màu đỏ sáng
CuO + Cu → Cu₂O
Cho đồng tiếp xúc với khí Cl₂, Br₂, S… tạo nên các hợp chất đồng như sau:
- Cu + Cl₂ → CuCl₂ [ đồng ( II ) clorua ]
- Cu + Br₂ → CuBr₂ [ đồng ( II ) bromua ]
- Cu + S → CuS [ đồng ( II ) sulfua ]
Tác dụng với axit
Đồng có thể xảy ra phản ứng với dung dịch HCl khi có O₂ ( oxi )
- 2Cu + 4HCl + O₂ → 2CuCl₂ + 2H₂O
∗ Đồng tác dụng với dung dịch HNO₃ và H₂SO₄ đặc dẫn đến phản ứng sau:
- Cu + 2H₂SO₄ (đặc) → CuSO₄ + SO₂ + H₂O
- Cu + 4HNO₃ (đặc) → Cu(NO₃)₂ + 2NO₂ + 2H₂O
Tác dụng với dung dịch muối
∗ Đồng có thể loại bỏ các ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối
- Cu + 2AgNO₃ → Cu(NO₃)₂ + 2Ag
Công dụng của đồng là gì?
Đồng có tính ứng dụng rộng rãi nên được rất nhiều các công ty thu mua phế liệu gom về tái chế và xử lý. Những công dụng của đồng có thể kể đến là:
Ngành điện lực
Như đã nói ở trên, do khả năng dẫn điện vô cùng tốt nên đồng được sử dụng để tạo ra máy biến áp, tản nhiệt, châm điện, bo mạch điện tử… Vật liệu này được đánh giá có độ hiệu quả lên đến 99,75%.
Xây dựng
Tính chất mềm dẻo, dễ điều chỉnh, bẻ cong và đặc biệt là độ chống ăn mòn cao nên đồng là kim loại để vận chuyển nước lý tưởng. Một số ứng dụng của đồng có thể kể đến là làm hệ thống phun nước, ống dẫn nước biển, ống dẫn dầu khí…
Ngành giao thông vận tải
Đồng còn được ứng dụng trong bộ phận của ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hay có mặt trong ghế ngồi, ốc vít, đinh vít, dây chuyền thủy lực… Do có khả năng chống ăn mòn kim loại nên linh kiện tàu thủy cũng dùng vật liệu này.
Ngành khác
Đồng cũng góp mặt trong những đồ vật trong cuộc sống của chúng ta như máy lạnh, nồi, chảo… Hay thậm chí là các dụng cụ âm nhạc hoặc tượng.
Bài viết trên đã giải đáp thông tin về kim loại đồng cũng như trả lời câu hỏi kí hiệu hóa học của kim loại đồng là gì? Dù là đồng trong tình trạng hư hỏng hay cũ thì vẫn được thu mua với giá trị cao. Tùy vào tình trạng mà giá thu mua sẽ khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu bán phế liệu thì hãy tìm hiểu ngay dịch vụ thu mua phế liệu đồng giá cao của Phế Liệu Việt Phát nhé!
Xem thêm: Bảng giá thu mua phế liệu mới nhất của Việt Phát