Bên cạnh đồng lạnh, đồng đen thì giá của đồng đổi màu cũng vô cùng cao do mức độ hiếm của chúng. Vậy đồng đổi màu gì? đặc điểm của đồng đổi màu là gì? Cách nhận biết đồng đổi màu như thế nào? Cùng Phế Liệu Việt Phát tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
1. Đồng đổi màu là gì?
Theo như các chuyên gia thẩm định thì đồng đổi màu cấu tạo từ 60% đồng nguyên chất còn 40% là kim loại hay phi kim khắc. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa ai tìm ra được nguyên lý loại đồng này lại có khả năng đổi màu. Tuổi thọ của loại đồng này có thể là hàng trăm năm tuổi nên thông thường sẽ được đúc thành các tác phẩm nghệ thuật hay đồ thờ cúng. Đồng đổi màu có thật không? Do thường không phổ biến mà chủ yếu tồn tại dưới dạng các đồ vật cổ quý hiếm nên nhiều người nghi ngờ sự tồn tại của loại đồng này.
Khi loại đồng này chà xát với các đồ vật khác thì bề mặt sẽ tự động chuyển sang màu xám đen, xám ghi… sau đó sẽ trở về màu sắc ban đầu. Không chỉ thế, chúng còn có thể vô hiệu hóa sóng điện tử các thiết bị công nghệ phạm vi gần đó.
Xem thêm: Đồng vàng là gì? Cách nhận biết đồng vàng ra sao
2. Đặc điểm của đồng đổi màu
- Về khối lượng: So với các loại đồng thông thường thì đồng đổi màu có trọng lượng nặng hơn gấp 2 – 3 lần.
- Về màu sắc: Do là đồng đổi màu nên màu sắc cũng thường xuyên thay đổi khi có sự tác động. Có thể xuất hiện màu đen, màu xám, xám đen, xám lông chuột. Tuy nhiên sau khoảng 1 tiếng, đồng sẽ quay trở về màu sắc ban đầu.
- Tính chất vật lý: Đồng đổi màu làm mất sóng từ của các thiết bị điện tử.
3. Ứng dụng của đồng đổi màu
Do giá trị cao cũng như độ hiếm nên đồng đổi màu thường được sử dụng để làm các pho tượng quý hiếm, đồ thủ công mỹ nghệ hay đồ thờ cúng.
4. Cách nhận biết đồng đổi màu
Do giá trị càng cao nên càng có khả năng đồng bị làm giả. Chính vì thế, nếu muốn mua bạn cần nắm được cách thử đồng đổi màu để có phân biệt được đâu là hàng thật. Dưới đây là 4 cách thử chuẩn xác nhất:
Cách 1: Sử dụng dũa mài hoặc giấy nhám
- Bước 1: Sử dụng giấy nhám hoặc dũa mài chà xát trong khoảng 10 đến 20 phút đồ đồng bạn muốn kiểm tra.
- Bước 2: Quan sát khu vực bị chà có chuyển sang trắng, vàng, đỏ đun, đỏ hồng, xám đen… hay không?
- Bước 3: Sau khoảng 1 tiếng nếu màu sắc trở về màu ban đầu thì đó là đồng thật.
Cách 2: Kiểm tra quá trình oxy hóa
Dù trải qua hàng trăm năm chôn vùi dưới đất nhưng đồng đổi màu gần như không bị gỉ sét hay oxy hóa. Nếu khai quật lên là đồ vật đó vẫn giữ được vẻ sáng bóng, mịn thì đó là đồng đổi màu.
Cách 3: Thử bằng thiết bị công nghệ
Như đã nói ở trên, khi tiếp xúc gần đồng đổi màu thì các thiết bị điện tử bị mất sóng nên bạn có thể để điện thoại ở gần loại đồng bạn muốn thử.
Cách 4: Thử bằng lửa
- Bước 1: Mài để lấy ra 1 miếng đồng nhỏ từ vật cần thử
- Bước 2: Đặt miếng đó lên thìa inox, thép hay nhôm
- Bước 3: Khò lửa cao trong 15 phút – 20 phút. Nếu chúng không bị kết dính thì đó là đồng đổi màu.
5. Giá đồng đổi màu
Với đồng thông thường thì giá sẽ khoảng vài trăm nghìn nhưng đồng đổi màu thường giao động từ 1 – 1,5 tỉ đồng/kg cho các đồ vật có tuổi thọ 80 – 100 năm tuổi. Do đó, nếu trong nhà bạn có những đồ vật bằng đồng lâu đời thì có thể áp dụng những cách trên để kiểm tra có phải đồng đổi màu thật hay không.
Trên đây là những thông tin về loại đồng đổi màu quý hiếm. Nếu sở hữu loại đồng này bạn có thể chuyển giao cho các đơn vị chuyên mua bán phế liệu, kim loại giá cao như Việt Phát nhé!
Xem thêm dịch vụ: Thu mua phế liệu đồng giá cao – Việt Phát