Inox là gì? inox được làm từ chất liệu gì? phân loại và ứng dụng của inox

inox là gì

Inox là một kim loại khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn đã thật sự biết Inox là gì? Inox có đặc tính gì? có bao nhiêu loại phổ biến trên thị trường và inox được ứng dụng ra sao trong đời sống? Cùng Phế Liệu Việt Phát tìm hiểu nhé! 

Inox là gì?

Inox hay còn được biết đến cái tên là thép không gỉ là hợp kim của sắt chứa ít nhất 10,5% crôm. Không như các loại thép khác, inox không gỉ và cũng không bị biến đổi màu dưới các tác động từ môi trường.

Inox có dẫn điện không?

Theo các nghiên cứu thì inox có khả năng dẫn nhưng rất thấp. Trải qua suốt 100 năm, inox đã được cải tiến cho ra nhiều mẫu khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng vào các lĩnh vực từ đời sống đến công nghiệp. Do chất liệu inox có tính chống ăn mòn và oxy hóa cao nên trước khi đưa vào sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất người dùng phải nghiên cứu cẩn thận thông số của từng loại.

Xem thêm:

inox là gì
inox hay còn gọi là thép không gỉ

Inox làm từ gì?

Inox hay còn được biết đến cái tên là thép không gỉ là hợp kim của sắt có nhiều loại nguyên tố hóa học. Mỗi loại lại có tác dụng riêng để cấu tạo nên những đặc thù của vật dụng như là: Fe (Sắt), C (Carbon), Cr (Crom), Ni (Niken), Mn (Mangan), Mo (Molypden).

Fe (Sắt)

Đây chính là thành phần chính cấu tạo nên kim loại Inox. Sắt là nguyên tố chiếm đến 95% khối lượng của kim loại sản xuất trên thế giới. Các ưu điểm của sắt là độ cứng, độ bền và được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như ô tô, xây dựng, tàu thủy…

C – Carbon

Hàm lượng Carbon ở trong inox tuy không cao nhưng chúng vẫn đóng vai trò quan trọng là bổ sung tính chống ăn mòn cho sản phẩm. Nếu kết hợp Carbon với Crom thì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến “lớp trơ” hình thành.

Cr – Crom

Nguyên tố Crom trong sắt có chức năng phòng tránh sự ăn mòn và gỉ sét đối với các loại thép carbon không có tấm bảo vệ bên ngoài. Hàm lượng nguyên tố Crom càng cao thì khả năng chống gỉ của inox càng tốt.

Ni – Niken

Nhờ nguyên tố Niken nên inox được tăng cường độ dẻo, độ bền dù ở trong nhiệt độ hỗn hợp làm nguội. Bên cạnh đó, Niken còn có chức năng là phòng tránh sự xâm nhập của các loại Axit, đặc biệt là Axit Sunfuric H2SO4.

Mn – Mangan

Trong các mác thép 2XX thì Manga chính là nguyên tố không thể thay thế. Tác dụng chính của chúng là giúp inox khử oxy hóa,ngoài ra chúng còn có tác dụng làm ổn định mác thép Austenitic.

Mo – Molypden

Molypden không phải là một nguyên tố mà đây là một chất phụ gia giúp chống ăn mòn cục bộ và chống kẻ nứt.

inox làm từ gì
inox được làm từ nhiều loại kim loại khác

Đặc tính của inox

Inox có nhiều đặc tính tuyệt vời như là:

Chống ăn mòn

Chất liệu này được bao phủ bên ngoài bởi một lớp oxit crom thụ động tự nhiên thông qua phản ứng của crom với oxi từ không khí hay nước. Chính vì thế, nó tạo nên tính chất chống ăn mòn cho inox. 

Chịu nhiệt

So với các kim loại khác thì Inox được nhận định là loại vật liệu có thể chịu nhiệt tốt nhất khi ở mức nhiệt lên tới 800 độ C. Chất liệu này cũng được xếp hạng A2s1d0 theo tiêu chuẩn chống cháy Châu Âu EN 13501-1 mà không gây ra khói độc hại.

Tính cơ học

Do có độ đàn hồi, dẻo cao nên có thể dễ dàng chế tạo như uốn, cán mỏng, hàn… 

Tính thẩm mỹ

Inox có nhiều loại bề mặt đa dạng như bóng, xước, mờ, gương. Không chỉ thế, inox còn được in nổi nhuộm màu để trở thành vật liệu độc đáo, tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm. 

Dễ dàng vệ sinh, làm sạch

Không chỉ thế, các sản phẩm từ chất liệu này còn dễ dàng lau chùi mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng. Chính vì thế, inox được sử dụng nhiều để chế tác thành các loại nồi chảo với ưu điểm không bị biến đổi, bạc màu.

Khả năng tái chế

Inox có thể tái chế nhiều lần mà không giảm chất lượng nên được coi là ‘’vật liệu xanh’’. 

Phân loại inox

Inox chia thành 4 loại chính là: Austenitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex) và Martensitic.

Austenitic 

Austenitic là loại inox phổ biến trên thị trường nhất. Chúng có ít nhất 7% Niken, 16% Crom và nhiều nhất 0.08% Carbon mang đến ưu điểm chống ăn mòn, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ hàn. Có thể nhắc đến một số mác thép của Austenitic là: SUS 301, 304, 316, 321, 310s… 

Loại inox này thường ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng (nồi, chảo, chậu, bàn ghế,…), bình chứa, tàu thuyền, công trình xây dựng…

Ferritic 

Cũng tương tự như loại trên nhưng Ferritic có khả năng chịu ăn mòn cao hơn. Ferritic có khoảng 12% – 17% crôm với crom 12% thường được dùng trong các kiến trúc còn  17% Crom cho các đồ gia dụng. 

Thuộc dòng thép không gỉ này thì có các mác thép như SUS 430, 410, 409… 

Austenitic-Ferritic (Duplex) 

Austenitic-Ferritic là hợp kim của thép Ferritic và Austenitic Duplex có chứa hàm lượng Niken ít hơn nhiều so với Austenitic. Một số mác thép của dòng này là LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Do có ưu điểm chịu lực, đồ mềm dẻo và độ bền cao nên được dùng trong các ngành công nghiệp như sản xuất giấy, tàu biển, hóa dầu… 

Martensitic

Martensitic chứa khoảng 11% đến 13% Crom nên khả năng chịu lực tốt tuy nhiên nhưng khả năng chịu ăn mòn chỉ ở mức độ vừa phải. Do đó Martensitic phần lớn được dùng để tạo ra cánh tuabin, lưỡi dao…Mác thép của chúng là SUS410.

phân loại inox
phân loại inox

Các loại inox thông dụng

Mỗi loại inox sẽ có những thành phần, đặc tính và ứng dụng khác nhau như sau: 

Inox 304

SUS 304 với ưu điểm chống mài mòn, bền theo thời gian, dễ tạo hình nên được ứng dụng nhiều trong ngành thực phẩm, ăn uống hay đồ nội ngoại thất, thiết bị y tế. 

Inox 201

SUS 201 có giá thành tốt và cũng được bán chạy nhất trên thị trường. Các ngành như sản xuất thiết bị đồ gia dụng hay trang trí ô tô đều ưa chuộng loại inox này. Tuy nhiên về khả năng chống gì không lại tốt bằng 304.

Inox 430

SUS 403 cũng thông dụng tuy nhiên độ bền và chống ăn mòn kém hơn 304 nên hiếm khi được dùng để sản xuất những vật dụng yêu cầu tính bền. Thông thường 430 được dùng trong các đồ vật bình dân, ít tiếp xúc với nước như giá kệ, tủ giày dép… 

Inox 310S

SUS 310S chịu nhiệt cao nhất cùng ưu điểm kháng chất Nitơ trong không khí nên được sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm, đồ dùng nấu ăn, nhà máy xi măng… 

Inox 316

Chúng được đánh giá là chịu ăn mòn tốt hơn SUS 304 nên được dùng rộng rãi trong xây dựng công nghiệp, sản xuất vật liệu ngoài bể chứa, đường ống cho tàu chở hóa chất,…

Ứng dụng của inox

Inox được ứng dụng trong các lĩnh vực sau:

Trong dân dụng

Có độ chống chịu ăn mòn cao hơn thép và giá thành cũng hợp lý nên thường được dùng để làm những đồ gia dụng trong gia đình. Các chất liệu inox phổ biến thường là inox 409, inox 410 hay inox 430.

nồi và chảo được làm từ inox
chậu làm bằng inox
chậu làm bằng inox

Trong công nghiệp

Inox cũng được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như hóa dầu, bột giấy, chế tạo tàu biển… Thông thường mác inox thường được dùng là 204, 205, 253… do chúng chứa hàm lượng ít niken.

Trong xây dựng

Trong xây dựng người ta thường dùng để chế tạo cổng, lan can, cầu thang… do khả năng chống chịu, mềm dẻo, dễ tạo hình. Bên cạnh đó, dùng inox cũng hạn chế tối đa tình trạng rỉ sét.

Trong y tế

Có thể bạn chưa biết rất nhiều các dụng cụ y tế đều được làm bằng inox. Khi vệ sinh các dụng cụ bằng chất liệu này bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng, không nền dùng miếng lau kim loại để làm sạch bởi dễ dẫn đến hiện tượng ăn mòn.

Ứng dụng của inox
Inox được ứng dụng rộng rãi

Trên đây là những thông tin cơ bản về những loại inox phổ biến trên thị trường. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn hãy chọn mua loại phù hợp theo nhu cầu của mình. Nếu có nhu cầu mua bán phế liệu inox, kim loại hãy liên hệ với dịch vụ thu mua phế liệu inox giá cao của Việt Phát nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988331300